HOTLINE HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN KHÁCH HÀNG 24/24

8 lưu ý khi mua bảo hiểm hàng hóa trong kho cho doanh nghiệp

Những rủi ro có thể xảy ra bất cứ lúc nào đối với hàng hóa lưu trong kho. Đó có thể do công tác bảo quản không khoa học, hoặc các sự cố ngoài ý muốn. Nhưng nhìn chung các rủi ro đều có nguy cơ làm hư hại, mất mát hàng hóa, gây tổn thất cho doanh nghiệp. Đó là lý do mà hầu hết các doanh nghiệp có kho hàng hiện này đều phải mua bảo hiểm hàng hóa để tăng sự đảm bảo, giảm thiểu tổn thất trong trường hợp không may xảy ra sự cố.

Nhưng không phải lúc nào bảo hiểm hàng hóa cũng chi trả 100% cho những tổn thất của bạn. Điều này phụ thuộc vào số tiền bảo hiểm bạn chi trả cũng như phạm vi bảo hiểm mà hai bên thỏa thuận.

Trong bài viết này, Newtek sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ bảo hiểm hàng hóa kho hàng là gì? Những lưu ý khi mua bảo hiểm hàng hóa kho hàng bạn cần biết để được bảo hiểm tối đa.

Ảnh từ VTC new

 

1. KHÁI NIỆM CỦA BẢO HIỂM HÀNG HÓA TRONG KHO

1.1. Khái niệm bảo hiểm hàng hóa

  • Bảo hiểm hàng hóa là một cam kết giữa bên bán bảo hiểm và bên mua bảo hiểm. Có rất nhiều dạng bảo hiểm hàng hóa tùy thuộc vào chủng loại hàng, hình thức bảo hiểm, loại hình bảo hiểm và thỏa thuận giữa 2 bên. Theo đó người bảo hiểm sẽ bồi thường cho người mua bảo hiểm nếu hàng hóa bị tổn thất, hư hại mà nguyên nhân nằm trong điều khoản được bảo hiểm. Một vài bảo hiểm hàng hóa thông dụng hiện nay như bảo hiểm vận chuyển, bảo hiểm cháy nổ, Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu,…
  • Bảo hiểm hàng hóa trong kho là một bản cam kết bồi thường giữa người bảo hiểm cho người được bảo hiểm đối với hàng hóa trong kho dựa trên các điều khoản đã ký kết. Bảo hiểm hàng hóa trong kho giúp doanh nghiệp giảm thiệt hại khi hàng hóa lưu trữ trong kho khi bị hư hại.

 

1.2. Vì sao nên mua bảo hiểm hàng hóa trong kho hàng?

Trên thực tế, bảo hiểm không thể ngăn chặn các rủi ro mà chỉ có thể giảm thiểu các tổn thất cho doanh nghiệp khi có sự cố xảy ra. Ví dụ, nếu doanh nghiệp không may bị chập điện dẫn đến hỏa hoạn làm cháy một số mặt hàng, mà trước đó có mua bảo hiểm hàng hóa đầy đủ. Thì doanh nghiệp sẽ được đền bù tổn thất một phần hoặc toàn bộ từ công ty bảo hiểm, giảm thiểu thiệt hại. Nhìn chung, mua bảo hiểm hàng hóa trong kho hàng mang đến cho doanh nghiệp nhiều lợi ích:

  • San sẻ tổn thất, giảm thiểu thiệt hại: Bảo hiểm hàng hóa san sẻ tổn thất cho người mua bảo hiểm trong trường hợp không may hàng hóa bị hư hại khi lưu trữ trong kho. Thiệt hại tài chính sẽ được giảm thiểu nhờ vào khoản chi phí mà bảo hiểm đền bù.
  • Vượt qua sự cố dễ dàng hơn: Là điều cực kỳ quan trọng đối với doanh nghiệp khi rủi ro xảy ra. Nhiều doanh nghiệp sẽ bị lúng túng trong trường hợp này, vì vừa phải xử lý sự cố, giải quyết với khách hàng, tìm nguồn hàng mới, vừa phải dồn ngân sách để khắc phục thiệt hại,… Trong khi đó, nếu có mua bảo hiểm hàng hóa, thì doanh nghiệp có thể an tâm vì khoản tài chính do bảo hiểm bồi thường hỗ trợ doanh nghiệp vượt quá khó khăn. Lúc này bạn chỉ cần tập trung để tìm hoặc sản xuất hàng mới để cung cấp cho khách hàng sớm nhất có thể.
  • An tâm về mặt tinh thần: Giúp doanh nghiệp giải tỏa được nỗi sợ hãi và lo lắng về những tổn thất có thể xảy ra.

2. CÁC VẤN ĐỀ NÊN BIẾT KHI MUA BẢO HIỂM HÀNG HÓA TRONG KHO HÀNG

Mỗi loại bảo hiểm sẽ phù hợp với mỗi đối tượng khác nhau. Mỗi công ty bảo hiểm cũng sẽ có phạm vi bảo hiểm và hình thức bảo hiểm khác nhau. Không có mẫu chung dành cho tất cả hàng hóa. Nhưng về cơ bản các hợp đồng bảo hiểm hàng hóa hiện nay đều sẽ có các nội dung chính như sau:

2.1 Các mặt hàng thường được mua bảo hiểm

Tài sản bảo hiểm hàng hóa trong kho hướng đến các đối tượng như sau:

– Trang thiết bị, máy móc: Các thiết bị máy móc thiết bị thường có giá trị lớn nên cần được mua bảo hiểm hàng trong kho, và bảo hiểm vận chuyển mỗi khi cần di dời để đảm bảo an toàn. Nếu xảy ra các tổn thất về trang thiết bị, máy móc, bên bán bảo hiểm sẽ có phương án bồi thường phù hợp.

– Hàng hóa vật tư: Đa số các các xí nghiệp, công ty, cửa hàng tiện lợi đều mua bảo hiểm cho hàng hóa của mình. Mục đích của việc mua bảo hiểm này là nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp trước những sự cố phát sinh như cháy nổ, mất cắp,….

– Hồ sơ tài liệu: Dù không có giá trị tiêu dùng như các mặt hàng khác nhưng hồ sơ tài liệu lại có giá trị quan trọng về mặt pháp lý, tinh thần,… Hồ sơ tài liệu thường cần lưu trữ trong kho với số lượng lớn và dài hạn. Kéo theo đó sẽ tồn tại nhiều nguy cơ về cháy nổ, mối mọt cần được mua bảo hiểm.

– Các loại mặt hàng khác: Hầu như bất kỳ loại mặt hàng nào cũng có thể mua bảo hiểm hàng hóa. Khi doanh nghiệp có yêu cầu, các công ty bảo hiểm sẽ giám định giá trị hàng, tình hình kho bãi và đưa ra mức mua bảo hiểm tương ứng. Sau đó doanh nghiệp có thể cân nhắc và lựa chọn gói bảo hiểm phù hợp để mua cho hàng hóa của mình.

2.2 Phí và Số tiền bảo hiểm hàng hóa lưu kho

Số tiền bảo hiểm được hiểu đơn giản là giá trị được quy đổi thành tiền của tài sản mà bên mua bảo hiểm khai báo và được bên bán bảo hiểm chấp thuận. Số tiền bảo hiểm thường sẽ thấp hơn hoặc ngang bằng với giá trị thực của hàng hóa. Thông thường đây chỉ là giá trị ước tính để căn cứ vào đó tính phí bảo hiểm và trách nhiệm đền bù của công ty bảo hiểm khi xảy ra sự cố.

Ví dụ công ty A mua bảo hiểm cho lô hàng máy móc nhập về từ Nhật Bản. Thì số tiền bảo hiểm sẽ được quy đổi dựa trên giá trị mua hàng trên thị trường, phí vận chuyển, lắp đặt hoặc các chi phí liên quan khác tại thời điểm mua bảo hiểm. Hoặc công ty B mua bảo hiểm cháy nổ cho kho hàng, thì số tiền ước tính bao gồm tiền xây dựng công trình, máy móc thiết bị lắp đặt trong kho, các hàng hóa có trong kho,….

Phí bảo hiểm: Là số tiền mà người mua bảo hiểm phải trả cho đơn vị bảo hiểm để đảm bảo cho hợp đồng bảo hiểm. Phí bảo hiểm được tính toán dựa trên số tiền bảo hiểm theo một tỷ lệ nhất định. Phí bảo hiểm có thể trả 1 lần ngay sau ký hợp đồng hoặc thanh toán định kỳ tùy theo thỏa thuận của hai bên.

2.3 Trách nhiệm của các bên tham gia hợp đồng bảo hiểm hàng hóa trong kho

Rủi ro khi lưu trữ hàng hóa trong kho là điều không ai muốn. Tuy nhiên nếu không may bị thiệt hại thì bên mua bảo hiểm và bên bán bảo hiểm phải có những trách nhiệm cụ thể của riêng căn cứ theo hợp đồng bảo hiểm đã ký kết. Cụ thể:

– Trách nhiệm của bên mua bảo hiểm hàng hóa trong kho:

  • Doanh nghiệp cần tuân thủ các quy định về báo cháy, chữa cháy và tham gia chữa cháy quy định tại Điều 23 Nghị định số 35/2003/NĐ-CP.
  • Tuân thủ quy định PCCC kho hàng theo nghị định 79/2014/NĐ-CP
  • Khi xảy ra sự cố về hàng hóa trong kho như cháy, nổ, hư hỏng,.. hãy báo ngay với bên bảo hiểm để cùng nhau giải quyết.
  • Thống kê thiệt hại của hàng hóa, tài sản được bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm.
  • Chuẩn bị hồ sơ yêu cầu bồi thường thiệt hại từ công ty mua bảo hiểm bao gồm:
  • Đơn yêu cầu bồi thường của bên mua bảo hiểm
  • Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa trong kho
  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy
  • Biên bản giám định của bên bán bảo hiểm
  • Biên bản giám định chứng minh nguyên nhân gây ra tổn thất
  • Bản kê khai thiệt hại và các giấy tờ chứng minh thiệt hại.

Bên mua bảo hiểm cần lưu ý, khi xảy thiệt hại thì chỉ nên thống kê những hàng hóa được bảo hiểm để bên bán bảo hiểm có thể xem xét bồi thường nhanh chóng.

– Trách nhiệm của bên bán bảo hiểm hàng hóa trong kho:

  • Khi nhận được thông báo của bên mua bảo hiểm có thiệt hại về hàng hóa trong kho phải đến kiểm tra ngay.
  • Tiến hành xem xét nguyên nhân dẫn đến các thiệt hại của hàng hóa có trong hợp đồng không.
  • Nếu hàng hóa nằm trong diện được bảo hiểm, cần lên phương pháp đền bù cho hàng hóa bị thiệt hại. Đồng thời gặp gỡ người mua bảo hiểm để trao đổi về số tiền bảo hiểm có thể chi trả theo đúng nghĩa vụ của mình.
  • Dự kiến được thời gian chi trả số tiền bồi thường cho người mua bảo hiểm hàng hóa trong thời gian sớm nhất có thể.

2.4 Giám định thiệt hại hàng hóa lưu kho

Khi xảy ra thiệt hại hàng hóa lưu kho thì bên bảo hiểm phải ủy quyền tiến hành giám định tổn thất để xác định nguyên nhân và mức độ tổn thất. Việc giám định cần phải diễn ra thật chi tiết và rõ ràng để đảm bảo quyền lợi của hai bên.

Trong trường hợp bên mua bảo hiểm không muốn bên người bảo hiểm giám định tổn thất thì có thể trưng cầu giám định viên độc lập để đảm bảo sự công bằng.

Trong trường hợp hai bên cũng không thống nhất giám định viên độc lập thì có thể yêu cầu tòa án nơi xảy ra tổn thất để giám định thiệt hại về hàng hóa. Tuy nhiên hai bên cần phải tôn trọng kết quả mà Tòa án đưa ra khi giám định tổn thất là yếu tố bắt buộc tuân theo.

2.5. Hình thức và trách nhiệm bồi thường

Hàng hóa được bảo hiểm khi xảy ra sự cố có thể bị hư hại một phần hoặc toàn bộ. Theo đó, trách nhiệm bồi thường của bên bán bảo hiểm sẽ được xác định dựa trên 3 yếu tố cơ bản: Mức độ thiệt hại của tài sản, giá thị trường của tài sản bị hư hại tại thời điểm xảy ra sự cố và thỏa thuận của hai bên. Số tiền bồi thường không vượt quá số tiền bảo hiểm mà bên mua bảo hiểm khai báo ban đầu, trừ một vài trường hợp ngoại lệ khi có thỏa thuận riêng giữa hai bên.

Ngoài bồi thường bằng tiền, thì bên bán bảo hiểm cũng có thể bồi thường theo các hình thức khác (sửa chữa tài sản, thay thế tài sản hư hại bằng tài sản khác tương đương,…), miễn sao đảm bảo quyền lợi cho bên mua bảo hiểm và được bên mua bảo hiểm chấp thuận.

2.6 Các trường hợp không được bảo hiểm chi trả hàng hóa lưu kho

Khi hàng hóa lưu trong kho bị tổn thất, bên bảo hiểm sẽ không chi trả thiệt hại cho tất cả mà tùy theo những trường hợp cụ thể. Dưới đây là những trường hợp không được bên bảo hiểm chi trả cần lưu ý:

  • Hàng hóa không được mua bảo hiểm: Nếu doanh nghiệp không mua bảo hiểm cho tất cả hàng hóa trong kho. Khi kho hàng xảy ra sự cố khiến hàng hóa bị hư hại, mà các hàng hóa này lại không nằm trong danh sách được mua bảo hiểm thì sẽ không được đền bù. Bên bảo hiểm chỉ dựa vào các hàng hóa đã mua bảo hiểm để có chính sách bảo hiểm phù hợp nhất.
  • Hàng hóa trong kho hết hạn bảo hiểm sẽ không được bảo hiểm chi trả: Đây là trường hợp mà doanh nghiệp mua bảo hiểm hàng hóa trong kho sơ sót không gia hạn kịp thời bảo hiểm. Do đó khi xảy ra thiệt hại thì sẽ không được bên bán bảo hiểm bồi thường.
  • Hàng hóa không được nêu rõ trên hợp đồng: Bên bảo hiểm dựa vào các hàng hóa được nêu rõ trên hợp đồng để bồi thường khi có thiệt hại xảy ra. Trường hợp nếu hàng hóa bị thiệt hại không nằm trong hợp đồng thì bên bán bảo hiểm sẽ không bồi thường cho bên mua bảo hiểm.
  • Nguyên nhân gây ra tổn thất nằm trong trường hợp loại trừ, không thuộc trách nhiệm bồi thường của bên bảo hiểm. Đây là vấn đề phổ biến thường gặp, dễ gây ra tranh chấp giữa bên mua và bán bảo hiểm.
  • 3. CÁC LƯU Ý KHI MUA BẢO HIỂM HÀNG HÓA TRONG KHO CHO DOANH NGHIỆP

    Doanh nghiệp khi mua bảo hiểm hàng hóa phải tìm hiểu các thông tin về các điều khoản chi tiết trước khi ký vào hợp đồng bảo hiểm. Sau đây là những lưu ý bạn có thể tham khảo để khi xảy ra tổn thất hàng hóa bảo hiểm sẽ chi trả thiệt hại.

  • Cần khai báo số tiền bảo hiểm hợp lý để sớm đạt được thỏa thuận với bên bảo hiểm. Thông thường số tiền bảo hiểm sẽ bằng hoặc nhỏ hơn giá trị thực tế của tài sản. Do đó, nếu bạn khai báo số tiền quá lớn sẽ khó được chấp thuận.
  • Trước khi ký vào hợp đồng bạn nên chú ý đến phí bảo hiểm, tỷ lệ bảo hiểm cho hàng hóa là bao nhiêu nếu bị tổn thất. Thông thường phí bảo hiểm càng nhiều thì phạm vi bảo hiểm sẽ càng rộng.
  • Cần chú ý đến thời hạn bảo hiểm. Thời hạn có thể là vài tháng, 1 năm, 2 năm hoặc nhiều năm tùy vào nhu cầu của người mua bảo hiểm. Tuy nhiên cần lưu ý thời điểm hết hạn để gia hạn kịp thời.
  • Nêu rõ hạng mục bảo hiểm bao gồm các tài sản bạn muốn bảo hiểm và tương ứng với giá trị tương đương của chúng.
  • Khi mua bảo hiểm hàng hóa bạn cần đọc thật kỹ về phạm vi bảo hiểm có phù hợp hợp với hàng hóa của mình không.
  • Cẩn thận với các điều khoản loại trừ: Bởi tham gia vào hợp đồng bảo hiểm, cả bên bán và bên mua bảo hiểm đều mong muốn bảo vệ quyền lợi của mình. Bên mua bảo hiểm mong muốn được đền bù đầy đủ khi có tổn thất. Bên bán bảo hiểm sẽ cố gắng giải quyết sao cho mức đền bù sẽ là thấp nhất. Chính vì thế, các điều khoản đền bù, loại trừ đền bù hiện nay trong các hợp đồng bảo hiểm thường chồng chéo, diễn giải khó hiểu. Do đó, với các trường hợp loại trừ, bạn cần đọc và hỏi kỹ xem chúng có thuộc vào các nguy cơ dễ xảy ra hay không. Nếu có, hãy trao đổi lại với bên bán bảo hiểm.
  • Bạn cần xác định những nguy cơ thường có khả năng gây ra tổn thất cho hàng hóa trong kho là gì? Các trường hợp thường gặp như: triều cường, ngập úng, mối mọt, mưa dột, bị trộm đột nhập, đổ vỡ hàng hóa,… Hãy trực tiếp hỏi nhân viên tư vấn rằng nếu xảy ra các trường hợp như trên thì tôi có được bồi thường hay không, mức bồi thường là bao nhiêu? Bởi hợp đồng bảo hiểm hàng hóa thường không ghi chi tiết mà chỉ nêu chung chung, hoặc dùng các thuật ngữ khó hiểu.
  • Nên xem xét thật kĩ hợp đồng một cách chi tiết trước khi ký kết. Tốt nhất nên để bộ phận pháp chế giám sát. Nếu doanh nghiệp không có bộ phận này, cần tham khảo thêm các doanh nghiệp về luật để được tư vấn cụ thể nhằm đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp nếu không may xảy ra tổn thất.
  • Hàng hóa lưu trong kho đôi khi sẽ xảy ra những sự cố, khi đó chủ tài sản phải đối mặt với nguy cơ tổn thất tài chính. Chọn mua bảo hiểm là một cách để doanh nghiệp giảm thiểu những tổn thất đó. Nếu doanh nghiệp của bạn quyết định xây kho hàng riêng để tự lưu trữ hàng hóa, cần cân nhắc để sớm mua bảo hiểm kho hàng và hàng hóa trong kho. Yếu tố an toàn và đề phòng rủi ro cần được đặc biệt quan tâm.

    Hy vọng những chia sẻ vừa rồi của Hatech sẽ giúp bạn cân nhắc và lựa chọn kỹ khi mua bảo hiểm hàng hóa để tránh những rủi ro không đáng có trong quá trình lưu kho.

Thông tin liên hệ

  • VPGDKm1, Quốc Lộ 3, Mai Lâm, Đông Anh, Hà Nội

  • Nhà máy: Km1, Quốc Lộ 3, Mai Lâm, Đông Anh, Hà Nội

  • Hotline: 0904.691.888

  • Websitehttps://giakehatech.com/

  • Email: vuhoanganh@hatechltd.vn; giake@hatechltd.vn

 

2019 Copyright © Công ty TNHH sản xuất và thương mại Hatech. All rights reserved.